Hiện nay, hệ thống micro không dây đã trở thành công cụ trợ giảng đắc lực dành cho các thầy cô trong trường học. Những chiếc Micro không dây này giúp cho thầy cô có thể tương tác với học sinh một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Tưởng chừng như việc nói vào micro và phát ra âm thanh trung thực là dễ dàng nhưng không phải, cần phải có một số kĩ thuật để có thể tránh những tình trạng không mong muốn như tạp âm, bị rè, bị hú. Hãy để Công ty CEMCO chia sẻ cho bạn một số cách để khắc phục những vấn đề thường gặp khi sử dụng micro không dây nhé.
Bạn đang xem bài viết: Những vấn đề thường gặp khi sử dụng Micro không dây khi giảng dạy – CEMCO – Chuyên Loa Âm Trần, Mic, Karaoke Chính hãng
Xuất hiện tạp âm trong hệ thống micro không dây
Tạp âm là vấn đề thường gặp và gây khó chịu cho cả giáo viên lẫn học sinh. Lý do khiến cho tạp âm này xuất hiện là do micro không dây và bộ nhận tín hiệu ở khoảng cách khá xa nhau, hoặc có thể do micro không dây bị hết pin.
=> Cách khắc phục tạp âm
- Rút ngắn khoảng cách giữa micro không dây và bộ thu bằng cách chuyển bộ thu lên trên bục giảng.
- Cách tốt nhất là bạn nên đảm bảo hệ thống micro không dây nằm trong tầm nhìn của mình khi giảng bài, như vậy âm thanh sẽ trở nên rõ ràng hơn và thông tin cũng được truyền tải đầy đủ đến học sinh.
- Một cách khác để khắc phục sự cố tạp âm là kiểm tra pin của mic trước mỗi lần sử dụng, cần đảm bảo rằng pin luôn được sạc đầy nếu bạn sử dụng pin sạc, hoặc thay pin mới nếu bạn sử dụng pin AA.
Hệ thống micro không dây bị can nhiễu tần số
Có rất nhiều loại nhiễu khác nhau như, thông thường sẽ có 3 loại sau:
- Nhiễu đa đường xảy ra khi các phần của năng lượng tần số radio (RF) được truyền đến ăng-ten của bộ thu vào những thời điểm khác nhau.
- Nhiễu điều chế xảy ra khi 2 hoặc nhiều micro lấn át tần số của nhau.
- Nhiễu trực tiếp xảy ra khi có một tín hiệu radio mạnh thuộc cùng một tần số gây nhiễu hệ thống micro không dây của bạn.
=> Cách khắc phục can nhiễu tần số
- Tăng Squelch trên bộ thu: Squelch lớn giúp cho việc bảo vệ can nhiễu tần số tốt hơn:
- Đảm bảo khoảng cách tối ưu giữa các bộ phát tín hiệu và micro: Điều này sẽ ngăn ngừa được sự cố bộ thu bị quá tải và đồng thời giảm nhiễu đa đường.
- Đặt ăng-ten nhận của micro với các bộ thu khác ở một khoảng cách thích hợp: Điều này đặc biệt quan trọng trong các buổi biểu diễn, nơi micro được để quá gần với nhau.
- Kiểm tra các hệ thống không dây cùng tần số khác: Tắt chúng đi để tránh bị nhiễu trực tiếp.
Hơn nữa, bạn cũng có thể đầu tư vào một hệ thống micro không dây điện dung. Cực thu của micro điện dung là một mạch điện đặc biệt giúp giảm độ nhiễu. Đó là lý do vì sao trong các bài giảng hay thuyết trình trên lớp, WM-D5200 của TOA có hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số có khả năng chống nhiễu hiệu quả.
Chức năng cài đặt mã và lựa chọn đầu ra của WM-D5200 cũng đảm bảo được rằng micro tương thích với đa dạng các điều kiện hoạt động, chẳng hạn như sử dụng cùng một kênh truyền giữa các khu vực lân cận.
Hết pin khi đang giảng bài
Pin là phần quan trọng nhất nhưng dễ bị bỏ qua nhất của một micro không dây. Một sai lầm phổ biến của giáo viên là quá chủ quan về thời lượng pin của micro không dây, các thầy cô thường sẽ không sạc hoặc thay pin thường xuyên, điều đó dẫn đến mic bị hết pin giữa tiết học.
=> Cách khắc phục tình trạng hết pin
Bạn có thể sử dụng 2 cách sau:
- Sử dụng pin sạc là một phương án tốt để khắc phục vấn đề này. Những gì bạn cần làm là tháo pin ra khỏi mic và đem đi sạc ngay sau mỗi tiết học.
- Một giải pháp khác đó chính là hãy luôn mang trong mình đôi pin dự phòng trong người, như thế thì bạn có thể sử dụng chúng luôn trong trường hợp pin yếu hoặc hết pin ở micro.