Loa âm trần là dòng sản phẩm mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm độc đáo cho người dùng với chất lượng âm thanh đạt tiêu chuẩn cao. Chính vì thế, rất nhiều người dùng đã và đang tiến hành lắp đặt loa âm trần tại nhà để thoải mái tận hưởng không gian sống thư giãn mà không cần phải đi đâu xa. Trong bài viết này, CEMCO sẽ hướng dẫn cho các bạn cách lắp đặt loa âm trần đơn giản, nhanh chóng ngay tại nhà!
LOA ÂM TRẦN
Loa âm trần là gì?
Loa âm trần là thiết bị có cấu tạo hình tròn, được lắp đặt trực tiếp trên trần nhà nhằm tiết kiệm không gian và mang lại cảm giác sang trọng. Các dòng loa âm trần thường có kích thước nhỏ đến vừa phải nhưng chất lượng âm thanh vẫn rất ấm và trong như các loại loa lớn.
Loa tích hợp kỹ thuật tách tần số thấp, tần số trung, tần số cao rất tốt. Loa âm trần có nhiều loại công suất khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và quy mô không gian nhà ở mà các bạn có thể lựa chọn dòng loa với loại công suất phù hợp nhất.
LOA ÂM TRẦN
Trên thị trường, loa âm trần đang được bán với mức giá khá rẻ, phù hợp với túi tiền của đại đa số người dùng. Mặt khác thiết kế của loa âm trần vừa tiện lại vừa sang trọng, góp phần tôn vinh không gian sống.
Bên cạnh có, khung loa âm trần sử dụng chất liệu hợp kim nên có độ bền chắc khá cao, ít bị hư hại bởi tác động của thời tiết cũng như tránh được sự bào mòn của thời gian. Chính vì những ưu điểm này, loa âm trần đã và đang được rất nhiều người tiêu dùng săn đón.
Các bước lắp đặt loa âm trần đơn giản tại nhà
Xác định số lượng loa cần lắp đặt
Tùy vào mục đích sử dụng của gia chủ mà số lượng loa cần lắp đặt sẽ khác nhau. Thông thường, để phục vụ cho các hộ gia đình sẽ sử dụng ít loa hơn tại những quán cà phê. Bởi tại đây, nhu cầu sử dụng âm thanh để phục vụ lượng khách lớn, đồng thời không gian thoáng rộng hơn so với tại các ngôi nhà.
Điều này đòi hỏi những quán kinh doanh cà phê cần trang bị từ 3-4 loa âm trần để đảm bảo âm thanh phủ đều. Việc điều chỉnh, xác định chính xác số lượng loa cần trải qua quá trình khảo sát, cân nhắc hợp lý để đem đến lợi ích tối đa khi sử dụng.
Xác định vị trí lắp đặt
LOA ÂM TRẦN
Khi đã nắm được số lượng loa, bước tiếp theo bạn phải làm đó là xác định vị trí lắp đặt loa. Vị trí lắp đặt phụ thuộc vào mục đích sử dụng, diện tích không gian nhà ở và nhu cầu thẩm mỹ của gia chủ. Tuy nhiên, gia chủ cần phải xác định độ phủ âm thanh của loa tính từ vị trí lắp đặt loa để đảm bảo cho âm thanh được lan truyền rộng rãi.
Bạn có thể dựa vào thông số dưới đây để xác định loại loa cần thiết cho nhà mình:
- 1 loa âm trần công suất 3W có độ phủ âm thanh tối ưu trong diện tích 2 – 4m2.
- 1 loa âm trần công suất 6Wcó độ phủ âm thanh tối ưu trong diện tích 3 – 5m2.
- 1 loa âm trần công suất 12W có độ phủ âm thanh tối ưu trong diện tích 4 – 6m2.
- 1 loa âm trần công suất 24W có độ phủ âm thanh tối ưu trong diện tích 5 – 7m2.
- 1 loa âm trần công suất 30W có độ phủ âm thanh tối ưu trong diện tích 6 – 8m2.
- 1 loa âm trần công suất 36W có độ phủ âm thanh tối ưu trong diện tích 7 – 9m2.
- 1 loa âm trần công suất 60W có độ phủ âm thanh tối ưu trong diện tích 8 – 10m2.
LOA ÂM TRẦN
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
Các dụng cụ cần phải chuẩn bị để lắp đặt loa âm trần khá đơn giản, bao gồm: loa âm trần, dây đấu loa, cái khoan, tua vít, dao kéo, kìm, cưa loại nhỏ, thang leo, bút lông, băng dính cách điện.
Khoét lỗ ở vị trí đã xác định từ trước
Bạn cần phải đo đạc một cách tương đối chính xác kích thước của loa và lỗ khoét để lắp đặt loa. Bạn dùng bút lông để đánh dấu vào vị trí cần lắp đặt và tiến hành dùng khoan để khoét lỗ.
LOA ÂM TRẦN
Nếu trần thạch cao liền một tảng, bạn cần bắc thang để đục lỗ nhưng nếu trần thạch cao rời thì bạn cần hạ tấm thạch cao xuống đất rồi mới khoét lỗ. Như vậy sẽ vừa đảm bảo an toàn cho người lắp đặt vừa tăng mức độ chính xác cho kích thước lỗ.
Đi dây cho hệ thống loa âm trần
Đối với những loại loa có tích hợp chiết áp, amply thì quá trình đi dây đòi hỏi nhiều kỹ thuật và thời gian hơn. Tuy nhiên, đối với những loại loa gia đình thì việc đi dây khá đơn giản và dễ dàng.
Nếu gia đình bạn sử dụng trần thạch cao thì việc đi dây sẽ phức tạp hơn. Bạn có thể đi dây trong ống gen hoặc sử dụng cây sào/chiếc que để điều chỉnh hướng đi của dây. Nếu số lượng dây khá nhiều, bạn cần buộc lại dây lại cho gọn gàng để tránh nhầm lẫn và dễ sửa chữa hơn.
Tiến hành đấu loa và lắp loa lên trần nhà
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn cách đấu nối tiếp hoặc đấu song song. Thông thường, loa âm trần có trở kháng thấp sẽ làm giảm hiệu quả phát thanh của amply.
LOA ÂM TRẦN
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lựa chọn amply có công suất cao hoặc ngược lại, bạn nên chọn amply có công suất thấp hơn để phù hợp với những loại loa có trở kháng cao. Đối với loa âm trần có trở kháng cao thì phương pháp đấu loa theo kiểu song song thường được áp dụng nhiều hơn.
Đấu loa với Amply
LOA ÂM TRẦN
Khi đấu loa với amply, bạn cần phải lưu ý đấu đúng cực thì hệ thống âm thanh mới hoạt động được. Bạn sẽ tiến hành đấu cực âm của loa với cổng COM của amply và cực dương của loa với cổng 100v của amply.
Kiểm tra và điều chỉnh
Sau khi hoàn tất khâu lắp đặt, bạn cần phải chạy thử loa để kiểm tra độ trong của âm thanh cũng như kịp thời phát hiện những lỗi kỹ thuật để tiến hành điều chỉnh. Nếu loa hoạt động bình thường, âm thanh không rè, không nhiễu thì đã đạt tiêu chuẩn. Sau đó, bạn vệ sinh loa và khu vực lắp đặt, kết thúc quá trình lắp ráp.
Nhìn chung, khâu lắp đặt loa âm trần khá đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật chuyên môn ở người lắp đặt. Chỉ bằng một vài bước nêu trên, bạn đã có thể sở hữu một bộ loa vô cùng tiện lợi và an tâm tận hưởng không gian sống tràn ngập trong tiếng nhạc du dương rồi! Không chỉ vậy, tự lắp đặt loa âm trần còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn dùng để phải thuê thợ điện. CEMCO chúc các bạn thành công khi lắp đặt loa âm trần tại nhà nhé!