Ưu tiên giành cho khách hàng liên hệ sớm nhất! - Xem ngay

Giỏ hàng

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán
Hướng Dẫn Lắp Đặt Hệ Thống Loa Truyền Thanh Không Dây Tốt Nhất

Hướng Dẫn Lắp Đặt Hệ Thống Loa Truyền Thanh Không Dây Tốt Nhất

Để đáp ứng cho việc truyền đạt thông tin tại những nơi công cộng như trường học, phường, xã thì không thể thiếu sự trợ thử đắc lực mang tên loa truyền thanh. Trong đó, việc lắp đặt hệ thống loa truyền thanh không dây được ứng dụng phổ biến vì sở hữu nhiều ưu điểm và tiện lợi vượt trội. Để có thể hiểu rõ hơn về quy trình lắp đặt hệ thống này, hãy để CEMCO chia sẻ cho bạn những thông tin hay và hữu ích nhé.

 

Lắp đặt loa truyền thanh

 

Các thành phần của loa truyền thanh không dây

 
  • Loa là một thiết bị quan trọng trong bất kỳ hệ thống âm thanh nào. Đây là sản phẩm có vai trò tái hiện lại âm thanh phát ra rõ ràng, chính xác nhất. Những dòng loa truyền thanh không dây có cấu tạo chi tiết gồm các bộ phận:
  • Biến áp loa truyền thanh: Đây là bộ phận rất quan trọng của loa truyền thanh không dây. Chúng có thể sử dụng với nhiều nguồn điện khác nhau như 100V, 120V hay 220V -240V. Bộ phận này có vai trò hỗ trợ tín hiệu âm thanh có thể truyền được đi xa nhưng vẫn đảm bảo được mức ổn định, rõ ràng. 
  • Vành loa: Có chức năng định hướng âm thanh một cách hiệu quả và tốt hơn, đồng âm thanh có thể phát đi xa hơn.
  • Nam châm từ: Thông thường, nam châm từ của các dòng loa truyền thanh không dây sẽ có hình trụ và nằm trong củ loa. Chất lượng của nam châm càng tốt thì những chiếc loa truyền thanh không dây sẽ tạo ra âm thanh rõ nét, ổn định càng cao.

Ngoài 3 bộ phận chính trên, loa truyền thanh không dây còn có thêm hệ thống ốc bắt vít loa cùng giá treo tường. Tùy thuộc vào không gian cũng như nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại loa có công suất phù hợp. Trong đó, sản phẩm loa truyền thanh không dây 25W – 30W được sử dụng phổ biến nhất.

 

Giới thiệu về hệ thống âm thanh IP

Hệ thống IP-1000
 

Hệ thống âm thanh IP là hệ thống mạng truyền dữ liệu âm thanh dựa trên mã IP. Chúng có thể nằm trong cùng mạng nội bộ hoặc thông qua cổng Internet nhằm sử dụng mạng lưới LAN. Máy chủ mạng phần cứng và phần mềm kết hợp bộ chuyển đổi mạng lưới hiệu suất tốt chính là yếu tố quyết định sự ổn định cũng như đáng tin cậy phát sóng của mạng. Hệ thống âm thanh IP có ưu điểm như:

  • Chất lượng tín hiệu âm thanh tốt, không bị nhiễu khi truyền qua mạng internet.
  • Tính bảo mật cao hơn so với hệ thống FM
  • Có thể điều khiển tắt mở, lập dịch cho các đài tự động.
  • Có khả năng phân cấp quản lý đài theo nhiều cấp từ xã, huyện đến tỉnh đều được phát vào hệ thống nếu giao quyền.

Trong hệ thống âm thanh IP, loa nén không dây là thiết bị đầu cuối. Vậy nên, chúng có vai trò truyền tải âm thanh cuối cùng đã qua xử lý ra môi trường bên ngoài.

 

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống loa truyền thanh không dây

Khảo sát không gian lắp đặt

Đây được xem là bước quan trọng nhất trong quy trình lắp đặt bất kỳ hệ thống âm thanh thông báo nào. Việc khảo sát sẽ giúp kỹ thuật viên có cái nhìn toàn diện nhất về không gian. Tiếp đến, lên kế hoạch chuẩn bị thiết bị và sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra, bước này còn giúp việc lắp đặt âm thanh thông báo được đảm bảo an toàn và chuyên nghiệp nhất. Có thể hiểu, thông qua việc khảo sát không gian diện tích, người thợ có thể quyết định chọn hệ thống loa truyền thanh không dây có phù hợp hay không. 

Lên kế hoạch lắp đặt

Sau khi khảo sát, bạn cần lựa chọn thiết bị phù hợp cho không gian lắp đặt. Quý khách nên sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp, đảm bảo công suất cần thiết với không gian sử dụng. 

Thi công lắp đặt

Loa truyền thanh

 

Dựa trên sơ đồ đã có, bạn cần tiến hành thực hiện thi công lắp đặt đảm bảo tiêu chí an toàn và chuyên nghiệp. Chất lượng công trình thi công hệ thống loa truyền thanh không dây sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thông báo và làm việc.

Kiểm tra hệ thống

Sau khi đã hoàn thiện, bạn nên kiểm tra lại hiệu quả lắp đặt hệ thống loa truyền thanh không dây. Trong trường hợp thiết bị vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cần có biện pháp xử lý kịp thời theo nguyên tắc: Vấn đề ở đâu khắc phục ở đó.

 

Lưu ý khi lắp đặt hệ thống loa truyền thanh không dây

Các lưu ý khi lắp đặt loa truyền thanh

 

Nhằm đảm bảo hệ thống loa truyền thanh không dây hoạt động ổn định và bảo vệ tối ưu thì ngoài những thiết bị chính, cần trang bị thêm:

  • Hệ thống chống sét lan truyền cho đường dẫn nguồn cấp máy phát thanh FM.
  • Cục lưu điện UPS phòng khi bị mất điện giúp bảo vệ hệ thống tránh bị hỏng bởi mất điện đột ngột.
  • Bộ ổn áp cho nguồn cấp điện ổn định.
  • Tủ đựng các thiết bị truyền thanh không dây trung tâm.
  • Máy tính để lên các chương trình phát thanh.
  • Bộ thu FM chuyên dụng để kiểm tra sóng, tiếp âm cho các đài huyện.
  • Trụ tam giác cao 21m để gắn anten phát sóng xa hơn.
CEMCO hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được cách lắp đặt hệ thống loa truyền thanh không dây và sử dụng hệ thống một cách hiệu quả nhất.
Bài trước Bài sau
0928.928.686